Logistics được xem là một ngành hot trong thời gian gần đây với thị trường rộng mở và nhiều cơ hội phát triển. Vậy ngành logistics là gì hay ngành logistics học trường nào được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành Logistics bạn nhé!
I. Logistics là gì?
Ngành Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như lưu trữ hàng hóa, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan,..nhằm mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến người dùng một cách tối ưu nhất.
Nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi hoạt động trên.
Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh, đem về nhiều lợi nhuận nhất.
Ngày nay phần lớn các công ty sản xuất, phân phối đều có bộ phận Logistics hoặc hợp tác cùng. Điều này tạo đến vô số điều kiện việc làm cho người có chuyên ngành phù hợp hoặc mong muốn thử sức.
Bên cạnh đó ngành nghề này vẫn còn là một lĩnh vực mới ở Việt Nam vậy nên nguồn nhân lực ngành này hiện vẫn chưa nhiều.
II. Logistics thi khối nào?
Ngành Logistics hiện nay có nhiều trường Đại Học và Cao Đẳng tuyển sinh nhiều phương thức khác nhau. Nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh hầu hết các trường đều tuyển sinh đa dạng với các khối xét tuyển như: A00( Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), D01( Toán, Văn, Tiếng Anh), C00( Văn, Sử, Địa), D90(Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên).
Ngoài ra với nhiều trường hiện nay còn xét tuyển theo học bạ THPT của thí sinh.
Vậy nên khi theo học logistics tại các trường bạn nên cân nhắc kỹ quy định và nộp hồ sơ vào các trường hợp lý.
Ngành logistics nên học trường nào tốt nhất, cùng đi tìm hiểu tiếp ở bài viết dưới đây nhé!
III. Ngành Logistics học trường nào tốt?
1. ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Đại học GTVT TP.HCM được xem là một cơ sở đào tạo logistics tốt nhất Việt Nam. Trường đại học này được thành lập năm 1988 là trường đa ngành nhất khu vực miên Nam về lĩnh vực giao thông vận tải.
Ngành và chuyên ngành đào tạo liên quan đến Logistics gồm:
- Logistics và chuỗi cung ứng (Quản trị logistic và vận tải đa phương thức)
- Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
- Ngành Khai thác vận tải (Transport Operation)
- Ngành Khoa học hàng hải (Nautical Science)
- Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ (Naval Architecture)
- Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Civil Engineering)
2. Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
Tại miền Bắc thì đại học GTVT Hà Nội được xem là một đơn vị đứng đầu trong đào tạo ngành xuất nhập khẩu, logistics với các ngành như sau:
- Ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng
- Ngành Vận tải
- Ngành Kinh tế vận tải
- Ngành Quản trị kinh doanh
3. Đại học Hàng hải Việt Nam
Đại học Hàng Hải là trường đại học trọng điểm quốc gia chuyên đào tạo đa ngành đa bậc từ cao đẳng đến tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế – vận tải của cả nước.
Ngành logistics tại Đại học Hàng Hải bao gồm:
- Ngành Kinh tế vận tải
- Ngành Khoa học Hàng hải
- Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa
- Ngành Kỹ thuật tàu thủy
- Ngành Kỹ thuật công trình biển
4. Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
RMIT Việt Nam là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường được xem là một địa chỉ uy tín về chất lượng đào tạo cả cơ sở vật chất để đào tạo ngành logistics.
RMIT sẽ đào tạo xuất nhập khẩu và logistics bao gồm các ngành:
- Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics)
- Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh Quốc tế)
5. Đại học Bách Khoa TP.HCM
Là trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam đồng thời là trường trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tại đại học này những ngành đào tạo xuất nhập khẩu và logistics bao gồm:
- Ngành Quản lý Công nghiệp
- Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng).
6. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đào tạo ngành kinh tế hàng đầu tại miền Bắc bên cạnh đó còn có ngành logistics cũng rất được quan tâm. Những chuyên ngành liên quan đến ngành logistics đào tạo Kinh tế Quốc dân:
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
- Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
- Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị logistics quốc tế
- Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
- Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
- Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
- Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngành logistics học trường nào được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.