Tới tháng là gì? Những điều cần biết về kinh nguyệt

Tới tháng là gì

Tới tháng là gì? Những điều cần biết về kinh nguyệt

Nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì sẽ tới tháng hay còn gọi là kinh nguyệt. Nó có trai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên bạn cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ nhất. Bài viết dưới đây của lloydmartinseattle.com sẽ giúp bạn hiểu tới tháng là gì, cũng như những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt.

I. Tìm hiểu tới tháng là gì?

Tới tháng là gì

Tới tháng chính là ngày “đèn đỏ” ở phụ nữ

Tới tháng là cách gọi dân gian khi nói về chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Đây là giai đoạn máu kinh thoát ra ngoài, sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện đều hàng tháng tức là bạn không có thai.
Vì thế, chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây chảy máu qua âm đạo và kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày, tùy theo thể trạng mỗi người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt sẽ cách nhau khoảng 28 đến 30 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn diễn ra quá ngắn hoặc kéo dài hơn bình thường thì có thể là do sức khỏe không được ổn định và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

II. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Sau khi nắm được thông tin tới tháng là gì, chị em cũng cần trang bị cho bản thân cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thể chăm sóc sức khỏe tốt và tránh được những dấu hiệu bất thường.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên kinh xuất hiện cho đến ngày đầu tiên của lần sau đó. Dưới đây là những bước giúp bạn tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình bao nhiêu ngày:
  • Bước 1: Cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân bằng cách đánh dấu ngày “bà dì” xuất hiện. Ngày này sẽ được tính là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 2: Sau đó tiếp tục theo dõi cho đến ngày đèn đỏ tiếp theo xuất hiện và bạn cần dấu lại. Đây được gọi là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 3: Từ 2 bước trên, bạn sẽ biết được ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt, qua đó sẽ tính được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân mình.
  • Bước 4: Tiếp tục theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 6 tháng, bạn sẽ tính được chu kỳ trung bình, qua đó sẽ tính được ngày “bà dì” xuất hiện tiếp theo.
Ví dụ: Ngày bắt đầu kinh nguyệt lần 1 của bạn là 1/04/2022
Ngày bắt đầu kinh nguyệt lần 2 của bạn là 29/04/2022
Như vậy, thời gian chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ là 28 ngày.

III. Dấu hiệu nhận biết khi đến tháng

Khi tới tháng, chị em sẽ mệt mỏi, khó chịu trong người

Chu kỳ kinh nguyệt hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là tới tháng, ngày đen đỏ và được xem là dấu hiệu đặc trưng của nữ giới. Vì thế, nam giới cần có sự tinh tế để nhận biết người phụ nữ của mình có đến tháng hay không. Dưới đây là những dấu hiệu giúp các anh có thể dễ dàng nhận ra tới tháng là gì?
  • Các chị em thường xuyên kêu mệt mỏi, khó chịu và đau bụng.
  • Bạn gái dễ cáu gắt, nổi giận và bực bội hơn so với ngày thường bởi có sự thay đổi của nội tiết tố.
  • Mụn trên mặt xuất hiện nhiều vào khoảng thời gian cố định của tháng.
Nhìn chung dấu hiệu hội chị em đến tháng nhận biết khá dễ dàng nếu nam giới thực sự quan tâm đến cô ấy. Đây là khoảng thời gian thay đổi nội tiết tố rõ rệt nên các anh hãy tâm lý hơn ngày thường nhé.

IV. Những sự thật về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt còn tiết lộ những bất ngờ về sức khỏe giới tính và những ham muốn về tình dục. Vì thế, để hiểu rõ tới tháng là gì, bạn đừng bỏ qua những điều bất ngờ về kinh nguyệt dưới đây.

1. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Tới tháng là gì

Nếu thấy chu kỳ kinh doanh dài hơn bình thường bạn nên đến bệnh viện để thăm khám

Tới tháng là tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì khoảng 12 đến 17 tuổi cho đến tuổi mãn kinh khoảng 45 đến 55 tuổi.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra từ 3-7 ngày và khoảng thời gian giữa các chu kỳ là từ 20 đến 30 hoặc có thể là 35 ngày.

2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều thì có thể khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Bởi điều này sẽ khiến bạn khó xác định được thời điểm thụ thai cao nhất. Bên cạnh đó, nó còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm, thậm chí là vô sinh.

3. Nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt vẫn có khả năng thụ thai

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt thì việc thụ thai rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có khả năng vì tình trùng có thể sống ở bên trong môi trường tử cung khoảng 5 ngày. Vì thế, nếu quan hệ vào những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt thì vẫn có khả năng thụ thai.

4. Kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giọng nói

Một nghiên cứu cho thấy thông qua giọng nói mà đàn ông có thể biết được nữ giới có đang tới tháng hay không. Họ cho biết, khi đang trong kỳ kinh nguyệt, giọng nói của nữ giới thường dữ dằn hơn.

5. Lượng máu mất do chu kỳ kinh nguyệt lên đến 118ml

Chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân để phát hiện được những dấu hiệu bất thường của sức khỏe

Tổng lượng máu trung bình mà cơ thể phụ nữ mất khi tới tháng đã bao gồm cả phần máu đông là khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu mất do chu kỳ kinh khoảng 237ml hoặc nhiều hơn thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ngay.

6. Khi đến tháng nhu cầu mua sắm của phụ nữ tăng cao

Vào khoảng 10 ngày trước khi tới tháng, phụ nữ sẽ có xu hướng mua sắm nhiều hơn bình thường. Theo kết quả khảo sát với 500 phụ nữ, có đến 2/3 thừa nhận rằng họ đã chi tiêu, mua sắm nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Trong cuộc sống, có rất nhiều yếu tố khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn như căng thẳng, thay đổi thói quen sinh hoạt. Vì thế bạn cần phải theo dõi và tính toán chu kỳ đến tháng của mình. Như vậy, mỗi chị em cần có sự chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về kinh nguyệt để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã hiểu được tới tháng là gì mà trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về chu kỳ kinh nguyệt.