Luật Công bằng Tài chính trong bóng đá là gì? Lợi bất cập hại

Luật Công bằng Tài chính trong bóng đá là gì? Lợi bất cập hại

Tài chính dồi dào là một nguồn lực rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của một đội bóng. Vậy sẽ ra sao nếu những đội bóng giàu có cứ liên tục chiêu mộ hết các cầu thủ tài ba về đội của mình? Đó là lý do Luật Công bằng Tài chính ra đời. Hãy cùng Xem bóng đá HD tìm hiểu ngay bây giờ nào.

Luật Công Bằng tài chính là gì?

Đạo luật Công bằng Tài chính – FFP (Financial Fair Play) của UEFA được soạn ra nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh cân bằng và minh bạch giữa các câu lạc bộ bóng đá. Theo đó, FFP yêu cầu các câu lạc bộ chuyên nghiệp công khai ngân sách và thu nhập, đồng thời ngăn chặn các khoản tài trợ bên ngoài từ các tỷ phú khiến các câu lạc bộ mất cân bằng.

luat-cong-bang-tai-chinh-can-bang-chi-tieu-giua-cac-doi

Luật Công bằng Tài chính cân bằng chi tiêu giữa các đội

Các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp phải chi tiêu theo thu nhập của họ. Cụ thể là họ phải chi tiêu chính xác dựa trên số tiền họ kiếm được trong một năm hoặc một mùa giải.

Luật Công bằng Tài chính cũng ngăn cản các câu lạc bộ nhận những khoản tiền lớn từ các ông chủ và không được phép bị thâm hụt ngân sách quá 30 triệu euro trong 3 năm.

Hoàn cảnh ra đời của Luật Công bằng Tài chính

Năm 2009, rất nhiều câu lạc bộ bóng đá đã chi các khoảng tiền khủng để mua bán, chuyển nhượng hay trả lương cho các cầu thủ mặc cho doanh thu của họ rất thấp. Nhưng nhờ có những ông chủ tỷ phú, các câu lạc bộ này không hề gặp bất cứ khó khăn nào. Chính vì thế, FFP đã được Ủy ban Tài chính của UEFA soạn thảo trong năm này.

Ngày 01/06/2011, Luật Công bằng Tài chính trong bóng đá được thông qua và chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt cho nền bóng đá châu Âu. FFP cân bằng dòng tiền của các câu lạc bộ nhưng không kiểm soát việc đầu tư xây dựng các khu tập luyện hay đào tạo đội trẻ. Tuy vậy, Đạo luật này cũng không cho phép các câu lạc bộ gặp khó khăn tài chính tham dự cúp châu Âu.

Các điều khoản và hình thức phạt của Luật Cân bằng Tài chính

Các CLB vi phạm Luật Công bằng Tài chính (FFP) của UEFA sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng tùy theo mức độ nghiêm trọng của hình phạt. Dưới đây là một số điều khoản và mức phạt mà Xem bóng đá HD thu thập được

Những điều khoản

  • Công khai ngân sách và các hoạt động chuyển nhượng
  • Báo động các câu lạc bộ nếu họ lỗ hơn 100 triệu euro trên thị trường chuyển nhượng để buộc họ đảm bảo tài chính của mình

Các hình thức phạt

  • Cảnh cáo
  • Phạt hành chính
  • Trừ điểm
  • UEFA rút vốn khỏi các giải đấu châu Âu
  • Loại khỏi các giải đấu đang tham gia
  • Loại khỏi các giải đấu khác trong tương lai

Lợi ích của Luật Công bằng Tài chính

Nếu không có FFP, các đội bóng giàu có với những ông chủ tỷ phú sẽ tha hồ vung tiền để chiêu mộ những cầu thủ tài năng về đội của mình. Điều này sẽ gây ra mất cân bằng trong thực lực giữa các đội bóng và khiến cho bóng đá mất đi tinh thần thể thao cũng như ý nghĩa thực sự của nó.

ffp-han-che-nhung-doi-giau-co-chieu-mo-het-cau-thu-manh

FFP hạn chế những đội giàu có chiêu mộ hết cầu thủ mạnh

Bất cập của Luật Công bằng Tài chính

Dù FFP quy định cân bằng trong chi tiêu giữa các đội bóng nhưng đó chỉ là đầu ra và không giải quyết được những vấn đề hiện có cũng như đầu vào. Các đội bóng lớn vẫn sẽ tiếp tục giàu có và lớn mạnh bởi những cầu thủ giỏi sẽ không bao giờ đầu quân cho những đội bóng nhỏ có nguồn thu không được đảm bảo. Bên cạnh đó, những án phạt hiện tại của FFP cũng phần nào còn quá nhẹ và không đủ sức răn đe.

Điều chỉnh Luật Công bằng Tài chính

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2022, Ủy ban điều hành UEFA đã họp tại Nyon để thảo luận về việc quyết định sửa đổi và thay thế Đạo luật Công bằng Tài chính. Theo thông tin, luật đã được thay thế bằng tên mới là “Tài chính bền vững”. Theo quy định chi tiết của luật, các khoản chi liên quan đến hoạt động của câu lạc bộ, chẳng hạn như tiền lương, phí chuyển nhượng, phí đại diện cầu thủ, … không được vượt quá 70% tổng thu nhập của một mùa giải, được xem xét lại mỗi mùa.

Các câu lạc bộ có ba năm để thích nghi với các quy định mới. Những vi phạm có chủ ý chắc chắn sẽ dẫn đến việc xuống hạng ở các giải đấu hàng đầu châu Âu, từ Champions League xuống Europa League cho đến European Conference League. Tại European Conference League, các câu lạc bộ vi phạm sẽ bị truất quyền thi đấu và không được tham gia thi đấu cấp châu lục.

nhung-sua-doi-cua-uefa-nham-dem-lai-su-cong-bang-hon-cho-bong-da-chau-au

Những sửa đổi của UEFA nhằm đem lại sự công bằng hơn cho bóng đá châu Âu

Các quy định mới cho phép câu lạc bộ lỗ 60 triệu euro trong ba mùa giải, gấp đôi so với trước đây. Các câu lạc bộ được đánh giá là “tài chính tốt” được phép lỗ thêm 10 triệu euro. Các đội vi phạm Luật Công bằng Tài chính mới sẽ bị phạt với các hình thức khác như khấu trừ điểm và giới hạn lại số tiền chi tiêu.

Theo Marca, nhật báo thể thao quốc gia của Tây Ban Nha, quyết định của UEFA đã vấp phải sự phản đối của 40 câu lạc bộ. Trong khi một số câu lạc bộ muốn chi tiêu lên đến 90% thu nhập của họ trong ba mùa giải tới, nhiều câu lạc bộ Ngoại hạng Anh khuyến nghị giới hạn chi tiêu lên 85% thay vì 70% theo sửa đổi trong điều luật.

Kết luận

Như vậy, Luật Công bằng Tài chính trong bóng đá được lập ra nhằm hạn chế sự chênh lệch về tài chính và thực lực giữa các đội tuyển. Dù mới được điều chỉnh lại nhưng chúng ta vẫn chưa thể biết trước liệu các thay đổi này có mang lại những điều tích cực nào cho nền bóng đá châu Âu hay không. Hãy để lại ý kiến của bạn cho Xem bóng đá HD biết nhé!